The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

The Book Thief (tựa tiếng Việt: Kẻ trộm sách) là bộ phim hợp tác giữa Mĩ vàĐức của đạo diễn Brian Percival, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Markus Zusak. Bộ phim được giải Oscar với hạng mục Nhạc phim hay nhất bởi John Williams.

the book thief1 - The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

Kẻ trộm sách nói về cô bé Liesel Meminger (Sophie Nélisse) sống trong một gia đình người Đức. Khi cô cùng gia đình chuyển tới nơi ở mới, cô gặp Rudy, hai người trở thành bạn thân. Liesel được cha dạy chữ. Cô bắt đầu ham mê những cuốn sách như một món ăn không thể thiếu trong đời. Năm 1933, sự kiện mà đến tận sau này, cả thế giới luôn nhớ tới, Hitler ra lệnh đốt hơn 20 000 cuốn sách, tất cả những tác phẩm nổi tiếng của Hemingway, thậm chí các nghiên cửa Albert Einstein đã được tái hiện lại trong bộ phim. Cô bé Liesel lúc đó đã lén ở lại, giấu đi một cuốn sách chưa cháy hết. Niềm đam mê cho những con chữ của Liesel còn được chứng minh nhiều hơn nữa khi Hans – một người Do Thái tới gia đình cô nhờ giúp đỡ. Gia đình Liesel đã giấu Hans dưới tầng hầm của nhà. Liesel hàng ngày vừa chăm sóc Hans, vừa kể cho Hans những chuyện xảy ra bên ngoài, lại còn đọc cho Hans nghe những cuốn sách cô “mượn” từ thư viện của vợ thị trường – cũng là gia đình thuê nhà cô giặt đồ.

the book thief2 - The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

 

Khaled Hosseini đã viết trong cuốn Người đua diều “Trộm cắp là một tội không thể tha thứ, là mẫu số chung cho mọi tội lỗi. Khi con giết một con người, là con đánh cắp một cuộc đời. Con ăn cắp quyền làm vợ của một người đàn bà, cướp người cha của những đứa con. Khi con nói dối, con ăn cắp quyền của ai đó được biết sự thật. Khi con lừa đảo, con ăn cắp quyền đối với sự chính trực. Không có hành động nào xấu xa hơn ăn cắp”. Nhưng không giống như cái tên của bộ phim, Liesel không phải là kẻ trộm sách, cô ấy chỉ lấy những cuốn sách về đọc bằng cách trèo qua cửa sổ rồi trả lại nó cũng bằng chính con đường ấy. Chỉ là việc mượn sách của Liesel không được chủ sách đồng ý, hay nói đúng hơn là không hề hay biết.

the book thief3 - The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

Những người sưu tập sách hay cả những kẻ yêu sách luôn có một nỗi ám ảnh về lửa. Lịch sử của nhân loại đã có rất nhiều lần xuất hiện hành vi đốt sách trên diện rộng. Tần Thủy Hoàng, trước Công nguyên, không chỉ ra lệnh đốt sách mà còn chôn sống hàng trăm học giả. “Phá hủy các cuốn sách là phá hủy chính nền văn hóa và lịch sử của nơi đó. Sau đó, dùng người khác viết những cuốn sách mới, sản xuất ra nền văn hóa mới, phát minh ra một lịch sử mới. Chẳng mấy chốc, một đất nước sẽ bắt đầu quên nó là gì và đã từng như thế nào. Thế giới xung quanh nó thậm chí còn quên nhanh hơn”. 

the book thief4 - The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

Cô bé Lisel trẻ tuổi và người bạn thân Rudy của mình, ông bố của Liesel và anh lính Hans, cả bà vợ của ngài thị trường đều là những kẻ mà đạo diễn cố ý gửi gắm thông điệp của văn hóa sách, văn hóa đọc trong họ. Người giữ gìn ngọn lửa tri thức nhân loại, người chuyển tiếp và phát triển ngay cả khi những thứ cao quý bị vùi dập và tiêu hủy bằng mọi cách.

the book thief - The Book Thief, Kẻ trộm sách hay những người gìn giữ

Bộ phim được dẫn dắt bằng lời kể của Thần Chết và kết thúc cũng bằng lời thì thào của hắn. Thần Chết luôn ám ảnh chúng ta, theo dõi chúng ta đối xử thế nào với cuộc đời của chính mình và hắn sẽ luôn làm những hành động thích hợp trong những lúc phù hợp nhất. Luôn có một ai đó vô hình phán xét hành động của con người. Hãy sống bằng sự chính truwch và tâm hồn trong sáng của mình. Đó là thông điệp mà đoàn làm phim muốn gửi tới.

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment