Philomena, câu chuyện có thật

Philomena tại Liên hoan phim Oscar 2013 được đề cử 4 hạng mục: Kịch bản xuất sắc nhất, Nữ chính xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nhạc phim hay nhất. Đồng thời, bộ phim cũng được đề cử tại 4 hạng mục ở Giải thưởng BAFTA (British Academy of Film and Television Arts) và 3 đề cử tại Quả cầu vàng (Golden Blobes).

philomena 26800 - Philomena, câu chuyện có thật

Philomena được xây dựng trên một câu chuyện có thật, đang là xu hướng mà các nhà làm phim điện ảnh vài năm gần đây liên tục hướng tới. Nghệ thuật phải đi từ những điều chân thật của cuộc sống. Các tên của nhân vật cũng được giữ nguyên. Nhà báo Martin Sixsmith đã từng có ý định không công bố thông tin về cuộc tìm kiếm này, nhưng chính Philomena khuyên anh hãy công bố vì “mọi người nên biết những gì đã xảy ra tại đây”. Câu chuyện là cuộc hành trình đi tìm lại đứa con mà  50 trước Philomena đã bị buộc phải bỏ rơi tại tu viện mà bà đã sống. Phải đi sang tận Mỹ, tìm lại gia đình đã nuôi cậu bé Anthony chỉ bằng tấm ảnh nhỏ duy nhất bà luôn mang theo bên mình từ xưa, tới gặp những người bạn thân của con trai mình, bà mới có thể biết được rằng Anthony đã chết và được chôn ngay tại tu viện, nơi bà bắt đầu cuộc tìm kiếm. Đi một vòng, chúng ta lại quay trở lại điểm bắt đầu.

film philomena e1385664855549 - Philomena, câu chuyện có thật

Cốt truyện dường như hấp dẫn hơn bởi lối diễn xuất đẹp và chuẩn mực của Judi Dench và Steve Coogan. Những lời bộc bạch chân thật về tình yêu đầu đời của Philomena cho đến tình cảm sâu sắc bà luôn dành cho đứa con trai mất tích được Judi Dench diễn tả hoàn hảo từ dáng vẻ đi đứng, độ chau mày, và mỗi lần bệnh bối rối, hay đãng trí của người già xuất hiện trong chuyến đi tìm con tại Mỹ. Thỉnh thoảng, chúng ta lại bật cười với những lo lắng ngớ ngẩn của một bà cụ ngoài 50 tuổi :

– Thôi, chúng ta về đi. Nếu nó không còn nghĩ về tôi nữa thì sao? Nếu nó trách tôi đã bỏ rơi nó?

– Gì cơ? Tôi đã cùng bà đi tận sang đây. Để bà nghỉ ở khách sạn, ăn một bữa sáng và rồi bà bảo đi về sao?

– Thôi được rồi, tôi chỉ muốn biết, trong suốt những năm qua, nó có một giây phút nào nghĩ về nơi nó được sinh ra không? Cả về tôi nữa?…

Philomena 1e 2722978b - Philomena, câu chuyện có thật

Judi Dench và Philomena ngoài đời thật

Những tình cảm sâu sắc nhất về con người, về sự chân thành, thậm chí cả những đối nghịch trong những bà sơ tại tu viện đều được diễn tả chân thực. Hình ảnh sơ Hildegard McNulty, đoạn cuối phim, xuất hiện trên chiếc xe lăn, đối diện với nhà báo là hình ảnh mang tính điện ảnh, giàu tính nghệ thuật. Tu viện với vẻ ngoài nhân từ, các sơ lúc nào cũng đối đãi với Philomena và Anthony bằng lối hành xử lịch sự, xã giao nhưng hành động của họ làm thì không hề nhân đạo, đi ngược lại với tình cảm của con người, của xã hội.

 

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment