Life of Pi, cuộc đời của Pi

Life of Pie (tựa tiếng Việt: Cuộc đời của Pie) chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Yann Martel, một nhà văn người Canada. Bộ phim thắng lớn tại Oscar lần thứ 85, thu về hơn 600 triệu USD sau khi công chiếu.

life3 - Life of Pi, cuộc đời của Pi

Pi, tên đầy đủ là Piscine Molitor Pi Patel. Tôi vẫn còn nhớ cách cậu giới thiệu tên của mình với các bạn bè trong lớp. Hãy nhớ dãy số Pi, và tên tôi là Pi (p= 3,14). Với trí thông minh của mình, Pi rất hay tìm tòi đọc sách, cậu có niềm tin về tôn giáo rất đặc biệt, vô thần nhưng không phải vô thần, cậu tin Chúa nhưng cũng tin các đấng tối cao khác. Cha cậu là người trông coi vườn thú. Khi nghe tin đất nước có biến lớn, cả gia đình cậu quyết định di cư, vận chuyển theo các con thú. Nhưng không may, tàu gặp nạn, chỉ có mình Pi sống sót trên chiếc thuyền cứu hộ cùng với một con hổ Bengal – Richard Parker, một con khỉ đười ươi, một con linh cẩu và một con ngựa vằn. Cuộc sinh tồn bắt đầu thú vị hơn bao giờ hết.

life - Life of Pi, cuộc đời của Pi

Nếu ai đã từng đọc truyện, hẳn sẽ có đôi chút thất vọng vì nhiều phân cảnh của bộ phim bị cắt mất, đó là tâm lí chung. Tiếc nhất, phải nhớ tới đoạn độc thoại của Pi và con hổ Richard Parker về tôn giáo, về cái chết, về chuyến đi kì lạ lần này. Đây là đoạn thể hiện rõ nhất sức mạnh tinh thần của Pi khi trải qua thời gian đói, mệt, vật lộn giữa cái sống, cái chết lênh đênh trên biển và người bạn đồng hành Richard Parker. Bù lại, đạo diễn đã không quên chiêu đãi khung cảnh, sự kì vĩ hài hòa giữa biển và trời trong những đêm đầy sao. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một số khung cảnh hơi gượng gạo, thể hiện rõ các nét hơi thô cứng của phông nền dựng cảnh nhân tạo, khiến cho đoạn phim mất đi ít nhiều thú vị

life4 - Life of Pi, cuộc đời của Pi

Về nội dung, tôi phải để dành cho những bình luận sách tại một nơi khác, vì dù sao đây cũng là bộ phim dựng lại bởi cuốn tiểu thuyết của Yann Martel mà. Shuraj Sharma vào vai Pi khá ổn, bởi lối diễn xuất tự nhiên. Phần thiết kế trang phục, lại một lần nữa, đánh sập sự t ưởng t ượng của chúng ta khi so sánh với nguyên tác. Sau hàng tuần trời lênh đênh trên biển, thể trạng của Pi đã rất yếu ớt, quần áo không thể chỉ có một vài chỗ rách được. Do ở biển nên khi nước biển bám vào người, khô đi, sẽ tạo thành hạt muối, bám trên da và quần áo. Quần áo sẽ bị rách tướp lua rua, chứ không thể thủng (vì đây không phải tai nản giao thông). Đặc biệt, da có thể bị tổn thương rất nặng.

life2 - Life of Pi, cuộc đời của Pi

Đoạn kết câu chuyện, khi con hổ – người bạn đồng hành duy nhất của Pi, bước xuống thuyền vừa bị trôi vào bờ, lặng lẽ đi vào khu rừng gần đó, không quay lại nhìn Pi một lần cuối, cũng bị cắt đi quá ngắn, chưa kịp để cho khán giả thấy được sự tổn thương và nỗi buồn của người bị bỏ lại. “Sau này, nghĩ về những người đồng hành cùng, chúng ta cảm thấy cô đơn gấp bội”. Tôi đã đọc đâu đó câu này. Hẳn là vậy, sự cô đơn lúc ấy giống như cảm giác tình cảm của chính mình bị kẻ khác không đoái hoài, không quan tâm tới. Đó là nỗi cô đơn vì bị bỏ rơi.

Bộ phim đã thu về số tiền rất lớn cho đoàn làm phim, mang tên tuổi của đạo diễn Lý An ra thế giới. Doanh thu của các rạp chiếu phim tại Trung Quốc chiếm 42% trên toàn cầu. Đạo diễn James Cameron đã gọi Life of Pi là một kiệt tác “Bạn như bị bao quanh bởi câu chuyện. Công nghệ 3D đã làm xuất sắc vai trò của nó”.

{ 0 comments… add one }

Leave a Comment