Olympus has fallen (tựa tiếng Việt: Nhà Trắng thất thủ), ra mắt vào dịp 11.9.2014 như những lễ tưởng niệm mỗi năm mà Hollywood luôn dành cho nước Mĩ.Bộ phim dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Antoine Fuqua, cùng với diễn xuất của Gerard Butler đã tạo nên một cách nhìn dưới góc độ rất mới về cuộc đụng độ tại Nhà Trắng năm 2011.
Bộ phim xuất hiện vào ngày tưởng niệm các nạn nhân đã chết vụ 11.9.2011, chỉ trước khi tin IS tấn công nhà báo Anh và rộ lên các tin của lữ đoàn tóc dài, những vụ giết người, khủng bố khiến cho bộ phim sau đó, tuy đã nguội lại có cơ hội bùng lên mạnh mẽ.
Olympus has fallen viết về đặc vụ Mike Baning từng là người bảo vệ cho gia đình tổng thống Mĩ (lúc này Benjamin đang nhiệm kì), nhưng do một tai nạn không kiểm soát được, anh đã xin rút về làm văn phòng bàn giấy. Nhưng chuyên môn luôn khiến anh cảm thấy bị “ngứa nghề”, luôn luôn theo dõi thời sự. Ngay khi tiếng súng đầu tiên nhắm vào tòa nhà của chính phủ, Mike đã lập tức thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm mà anh tự khoác lên bản thân mình. Anh cứu được con trai của tổng thống, đưa tổng thống thành công ra ngoài, bảo đảm an toàn tính mạng cho một số quan chức khác trong chính phủ.
Nhà Trắng thất thủ phác họa cho chúng ta thấy lớp lớp vòng vòng bảo vệ của chính phủ Mỹ tại Nhà Trắng (cũng như mọi phim Mĩ khác). Các góc quay khá rộng để cho mỗi khán giả đều thấy sự nghiêm ngặt và cả những phòng thủ rất chắc chắn của chính phủ, đặc biệt khi những chiếc máy bay không người lái, nổ súng trực tiếp, kết hợp âm thanh càng trở nên thú vị.
Nội dung không có gì mới mẻ, các cảnh quay cũng không quá đặc sắc, đôi khi hơi gượng gạo. Như lúc Mike xông vào Nhà Trắng thì đúng như theo sự sắp xếp của đạo diễn, nhân vật chính luôn thành công đột nhập vào một nơi dưới làn mưa đạn, còn các nhân vật phụ sẽ chết ngay sau khi trúng 1 viên đạn sượt qua áo khoác ngoài.
Bộ phim xây dựng đội quân khủng bố là những tên gốc Châu Á, thậm chí lúc đã bắt tổng thống xuống dưới hầm, chúng còn cố ý giao tiếp với nhau bằng tiếng Trung. Cũng không rõ dụng ý thực sự của đạo diễn khi làm chi tiết này để làm gì, có phải cố ý bôi xấu hình ảnh người Trung Quốc hay không? Vì gần đây, các nhà làm phim Hollywood rất hay lồng một số chi tiết những đám người Trung Quốc phản bội lại chính phủ hoặc có những mánh lới trong kinh doanh không chính trực và đàng hoàng lắm.
Nếu không quá câu nệ về tính logic của một bộ phim, Nhà Trắng thất thủ song song với Giải cứu Nhà Trắng cũng được công chiếu cùng thời gian là hai bộ phim có thể giải trí và những cảnh đấm giết không quá nhiều máu me.