Nói về phim của Trần Anh Hùng – Phần 2

Tiếp theo những thảo luận xung về ánh sáng trong phim Việt Nam, mà tôi bắt đầu cùng các loại phim Trần Anh Hùng, tôi lần nữa lại mạn phép tiếp tục một số ý kiến cá nhân cho hai bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng và Cyclo.

Phần 1 về thảo luận này, xin mời xem tại đây: Nói về phim của Trần Anh Hùng – Phần 1

tran anh hung6 - Nói về phim của Trần Anh Hùng - Phần 2

Trần Anh Hùng trên tạp chí

Chúng tôi có một cuộc tranh luận hiếm hoi, khi nói về Cyclo. Phải nói trên đời này việc tôi ghét hơn cả giết gà, là tranh luận. Tôi không hiểu tại sao Cyclo lại xây dựng một nhân vật thiếu tính lô-gic như gã Nhà thơ Lương Triều Vỹ thủ vai, tôi đành phải cho đó là một nhân vật tâm thần, cho phim được hợp lý. Anh nói tôi có vấn đề mới luôn đi phân tích sự hợp lý trong những tác phẩm nghệ thuật, ví dụ như việc tôi luôn thắc mắc câu cú ngữ nghĩa của lời một bài hát chẳng hạn- không ai làm thế cả. Sau này, tôi tự hỏi rằng có phải vì phương châm hành động của tôi luôn là “phải hợp lý” mà rất nhiều người phải bước qua đời nhau hay không, vì trên đời này vô kể những điều vô lý.

tran anh hung7 - Nói về phim của Trần Anh Hùng - Phần 2

Trần Anh Hùng trong 1 lễ trao giải.

Lại lạc sang chuyện của tôi mất rồi. Mà có lẽ ngay từ đầu tôi vốn muốn nói chuyện của tôi. Thông thường, người ta xem phim, hay đàn hát, cũng có khi chỉ là để nhìn, nghe, nói chuyện của mình.

Tóm lại thì các phim của Trần Anh Hùng vẫn thống nhất trong phong cách thể hiện: không đẹp theo cách lộng lẫy, mà tinh tế. Dù trong ánh sáng hay bóng tối (Ở Mùa hè chiều thẳng đứng chẳng hạn) thì những mặt người luôn được quay cận cảnh, không bao giờ có một đôi mắt vô hồn. Và những khuôn mặt trẻ con anh chụp, bao giờ cũng đẹp.

cyclo2 - Nói về phim của Trần Anh Hùng - Phần 2

Phần âm nhạc có lẽ sẽ làm vui lòng những kẻ ảnh hưởng nhiều bới văn hóa ngoại lai (tôi thì thấy “văn hóa ngoại lai” là một cụm từ lố bỏ mẹ). Thú vị là Pale blue eyes hay Tell her, tell her xuất hiện hoàn toàn tự nhiên giữa Cuối cùng cho một tình yêu trong Mùa hè chiều thẳng đứng và Creep của Radiohead xuất hiện trong một quán bar cũng chẳng đốp chát gì với Nắng chiều trong một quán nhậu đêm trong Cyclo. Mà cái này thì không ca ngợi Trần Anh Hùng vì phần soundtrack không phải của anh đảm nhận. He, dù sao đi nữa, phim anh làm rất đẹp, rất quyến rũ- một trong ba đạo diễn Châu Á tôi thích nhất, và phải nói thích anh nhất vì anh là người gốc Việt và làm phim về Việt Nam đi.

Cuối cùng thì sau nhiều năm, đây lại là điều mình sẽ nhớ nhất trong hai phim này:

  • Thường thì một cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra vào đầu, hoặc giữa cuốn sách. Nhưng đây lại là một cuộc gặp gỡ vào phút cuối. Nhân vật Nam gặp một người đàn bà. Mình muốn viết về nó thật khúc chiết, và kết thúc thật đột ngột.”
    Cuộc gặp gỡ vào thời điểm nào mà chẳng là một khởi đầu ở đâu đó, phải không?
  • “Và nhớ, luôn luôn phải bắn hai lần!”
    Một shot không chắc đã làm ai đó chết, phải quay lại bắn thêm phát nữa. Hiểu không?
{ 0 comments… add one }

Leave a Comment