Kể chuyện cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam có nhiều lợi ích. Cụ thể bạn có thể dạy con bài học đạo đức thú vị. Kích thích trí tưởng tượng cho trẻ, xây dựng vốn từ phong phú,…Ngoài những lợi ích đặc biệt đó, chúng ta cùng khám phá sâu hơn những tác dụng tuyệt vời khác nữa nhé.
1. Truyện cổ tích Việt Nam
1.1. Về truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian. Truyện kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc. Nhân vật trong truyện rất phong phú. Nhân vật có thể là công chúa xinh đẹp; dũng sĩ tài giỏi; người mồ côi. Họ cũng có thể là người nghèo khổ; người con riêng. Hoặc có thể họ là người có hình dạng xấu xí; người ngốc nghếch; người thông minh…Cùng với những câu chuyện kể về các con vật biết nói chuyện.
Chính sự đa dạng trong xây dựng nhân vật, tình huống truyện giúp phong phú hóa tinh thần của trẻ em. Chúng cung cấp bài học về cách đối nhân xử thế cho trẻ mà không hề mang tính ép buộc.
1.2. Ý nghĩa có thể tìm thấy nơi truyện cổ tích Việt Nam
Thông điệp mà truyện cổ tích Việt Nam gửi đến “độc giả nhí” đó chính là cái thiện luôn luôn chiến thắng và được tôn vinh. Người ở hiền sẽ gặp lành. Người tốt sẽ được mọi người yêu quý. Và, người xấu sẽ bị tiêu diệt.
Thông thường những câu chuyện cổ tích sẽ có mở bài bằng câu: “ngày xửa, ngày xưa” . Truyện kết thúc bằng câu quen thuộc như “họ mãi mãi hạnh phúc bên nhau”.
2. Vì sao truyện cổ tích Việt Nam lại hấp dẫn trẻ em?
2.1. Nội dung thú vị
Bên cạnh hình ảnh sinh động, bắt mắt thì truyện cổ tích Việt Nam luôn cuốn hút với bất kỳ đứa trẻ nào nhờ vào nội dung thú vị. Nhân vật trong từng câu chuyện đều có tính cách đặc trưng. Chưa dừng lại ở đó, truyện cổ tích Việt Nam lại phù hợp với tâm lý của trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ từ 1 – 10 tuổi luôn tò mò. Trẻ luôn muốn khám phá nhiều điều ly kỳ, thần bí và những thứ huyền bí xung quanh. Với những câu chuyện cổ tích, trẻ có thể hòa mình vào không gian sống của các nhân vật. Từ đó trẻ có thể tự mình tưởng tượng những gì mà trẻ thích khiến trẻ cảm thấy vô cùng hấp dẫn.
2.2. Nhân vật đa dạng
Không chỉ có nội dung phong phú, những nhân vật trong thế giới cổ tích rất đa dạng. Nhân vật có thể là hoàng tử đẹp trai, phong độ. Cũng có thể là nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy. Hay nhân vật là chàng dũng sĩ tài ba, tốt bụng. Hoặc nhân vật là những con vật biết nói chuyện và có tính cách ngộ nghĩnh…Các nhân vật đều có sức lôi cuốn trẻ một cách đặc biệt.
3. Những lợi ích truyện cổ tích Việt Nam mang lại cho trẻ
Bố mẹ nên dành một ít thời gian vào ban ngày hoặc vào buổi tối kể chuyện cho bé. Trẻ nghe truyện cổ tích Việt Nam thật sự nhận lại nhiều lợi ích rất tuyệt vời. Cụ thể:
3.1. Truyện cổ tích kích thích trí tưởng tượng cho trẻ
Kích thích trí tưởng tượng cho trẻ là một trong những lợi ích mà nhiều bậc phụ huynh nhận thấy được.Nhất la khi kể chuyện cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam thường xuyên. Bởi các nhân vật trong thế giới cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú. Dù đây không phải là những nhân vật có thật. Nhưng qua đó, sẽ giúp bé giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, điều này cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng sáng tạo cực kỳ tốt. Con có kinh nghiệm tốt hơn trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
3.2. Giúp trẻ có khả năng khám phá đời sống hàng ngày từ truyện cổ tích
Trẻ em ở độ tuổi nào cũng đều rất yêu thích và khám phá đời sống. Nhờ đó trẻ có thêm những kiến thức cũng như trải nghiệm bổ ích. Những câu chuyện đa dạng từ truyện cổ tích đều không có thật. Nhưng, phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ câu chuyện có thật trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều câu chuyện cổ tích đến từ các vùng miền, các quốc gia khác nhau. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm không giống nhau,…Đây là cơ sở để trẻ mở mang sự hiểu biết của mình.
Khi bố mẹ kể chuyện cho bé, cũng lưu ý không nên kể mãi một câu chuyện. Hoặc bố mẹ kể mãi những câu chuyện cùng một chủ đề. Thay vào đó, hãy thay đổi nhiều thể loại truyện với nhiều hướng khác nhau. Nhờ thế, trẻ có sự đa dạng trong cách tư duy.
3.3. Truyện cổ tích Việt Nam nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ
Mỗi câu chuyện cổ tích Việt Nam đều mang một màu sắc khác nhau. Nên, chúng tạo nhiều cảm xúc đặc biệt khác nhau cho trẻ. Đó không chỉ là những câu chuyện kết thúc có hậu . Đôi khi có những cung bậc cảm xúc khác như: đau buồn, phê phán, giận dữ…Các bé có thể đồng cảm, yêu thương những nhân vât tốt bụng như: công chúa, nàng tiên. Hay các con có thể bày tỏ cảm xúc giận dữ đối với nhân vật phản diện như: dì ghẻ hay phù thủy…
3.3. Truyện cổ tích mang tính giáo dục sâu sắc
Theo các chuyên gia, nhân cách của trẻ em sẽ bị tác động lớn từ những yếu tố bên ngoài. Nếu thấy nhiều sự việc, hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bắt chước. Cho nên, những câu chuyện cổ tích kể về những nhân vật sống tốt bụng, hiền lành, hay giúp đỡ người khác…sẽ in sâu trong tâm trí của trẻ. Mặt tích cực là sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Từ đó giúp trẻ hình thành cảm xúc và lòng nhân ái sau này. Đó là lý do, nếu bạn kể cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam thường xuyên sẽ càng bồi dưỡng được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của bé.
3.4. Truyện cổ tích là cách gắn kết tình thân của trẻ và ba mẹ
Việc ba mẹ kể chuyện cổ tích cho con nghe trước khi ngủ là một khoảng thời gian rất tuyệt vời của ba mẹ và con cái. Với nhịp sống tấp nập hối hả của thời đại công nghệ số, rất nhiều bậc phụ huynh chịu áp lực công việc. Hay các cha mẹ chịu áp lực tiền bạc…Vì thế họ không dành nhiều thời gian cho con được. Song kể một câu chuyện cổ tích cho trẻ trước khi đi ngủ mỗi ngày là việc làm hữu ích. Hoạt động này cũng vô cùng quan trọng. Bởi đây không chỉ là khoảng thời gian mà bố mẹ chỉ kể chuyện mà còn trò chuyện, tâm sự với con. Điều này giúp con cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình. Đây cũng là điều cần thiết để kết nối yêu thương giữa trẻ và các thành viên trong gia đình.
4. Một số lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ khi đọc truyện cổ tích cho trẻ nghe
4.1. Kể chuyện cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam từ sớm
Với những lợi ích tuyệt vời trên, bố mẹ nên kể chuyện cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam càng sớm càng tốt. Bởi vì tuổi còn nhỏ nên các bé sẽ rất thích thú khi được nghe kể. Và con muốn khám phá những điều mình chưa biết. Bậc phụ huynh nên kể cho bé nghe nhiều thể loại truyện. Sau khi đọc xong mỗi câu chuyện, bố mẹ cần phân tích, giải thích ý nghĩa câu chuyện và từng nhân vật tốt, không tốt cho bé hiểu. Tiếp theo là bố mẹ hỏi xem cảm nhận của con sau khi nghe xong câu chuyện là gì.
4.2. Quan sát thái độ của bé khi kể chuyện cho con nghe
Trong quá trình kể chuyện, ba mẹ cũng nên dành thời gian quan sát trẻ có thật sự thích thú với câu chuyện đó không? Hoặc mẫu truyện đó có thực sự phù hợp với độ tuổi của bé chưa? Nếu câu chuyện đó đúng sở thích của bé, bé sẽ tập trung nghe và bày tỏ sự thích thú của mình đối với câu chuyện đó. Bé thậm chí có thể là yêu cầu bố mẹ kể đi kể lại nhiều lần. Thông thường những câu chuyện cổ tích có cốt truyện hấp dẫn, thú vị, hình ảnh bắt mắt sẽ làm bé hài lòng.
4.3. Kể chuyện cũng là một cách giáo dục trẻ hiệu quả
Vai trò của truyện cổ tích Việt Nam là giúp bé phát triển tư duy thật tốt. Qua các câu truyện, con sẽ có những cách nhìn nhận sự việc tốt hơn. Con sẽ biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Con cũng nâng cao nhận thức, ý thức được những hành động mình đang làm là đúng hay sai. Kể chuyện cho bé nghe là cơ hội để mẹ giáo dục các đạo đức tốt cho con.
Sau khi tham khảo bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ thấy được những lợi ích tuyệt vời của việc kể chuyện cho bé nghe truyện cổ tích Việt Nam. Mong muốn quý phụ huynh hãy dành thời gian 15 – 20 phút mỗi tối truyền đạt cho con những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn. Qua cách kể chuyện cho bé, góp phần bồi dưỡng tâm hồn non nớt của trẻ, cũng như giáo dục con theo cách nhẹ nhàng, vui tươi và gần gũi.
Tuyết Nhi